Sẹo rỗ gây lão hóa da khiến người bệnh thấy mình già trước tuổi, mất tự tin trước đám đông. Vậy sẹo rỗ là gì, có cách điều trị không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phân loại sẹo rỗ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin đến người bệnh các dạng sẹo rỗ thường gặp, giúp chẩn đoán chính xác và cách điều trị hiệu quả hơn.
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ là trình trạng da xuất hiện các vết lõm sâu có kích thước, hình dạng không đồng đều trên bề mặt da nên còn được gọi là sẹo lõm. Khi tổ chức nguyên bào sợi ở trung bì bị tổn thương, đứt gãy, không sản xuất collagen, elastin làm mất khả năng tái tạo da, không thể lấp đầy vết thương nên khi vết thương lành để lại những vết lõm trên da.
Dù tình trạng này không gây ngứa ngáy, khó chịu, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các vết rỗ trên da (đặc biệt ở mặt) khiến người bệnh thiếu tự tin.
Một số loại sẹo rỗ thường gặp:
Sẹo chân đáy nhọn
Sẹo hình chân vuông
Sẹo hình đáy tròn
Sẹo hỗn hợp
Các loại sẹo rỗ thường gặp hiện nay
Nguyên nhân gây sẹo rỗ
Sẹo rỗ được biết đến bắt nguồn từ các loại mụn gây nên, bên cạnh đó vẫn có một số nguyên nhân gây sẹo gỗ khác như:
1. Mụn
Mụn là một trong những nguyên nhân phổ biến để lại sẹo rỗ. Đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều. Ngoài ra, các loại mụn khác như: mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ… nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, dẫn đến tổn thương da. Các trường hợp mụn viêm nhiễm nặng vẫn gây ra sẹo rỗ, ngay cả khi để mụn tự lành.
2. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây nên, với các mụn nước khắp cơ thể, cùng với cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh thường khỏi từ 3 – 4 tuần, các nốt thủy đậu sẽ tự khô và thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, một số trường hợp không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, các nốt thủy đậu vẫn để lại sẹo rỗ.
Nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ từ bệnh thủy đậu: da bị tổn thương do gãi quá nhiều vào các mụn nước gây vỡ mụn nước, tình trạng bệnh diễn biến nặng có tình trạng nhiễm trùng da làm mụn nước thành mụn mủ, hay do cơ địa dễ để lại sẹo. Sẹo rỗ từ bệnh thủy đậu mọc rải rác, không tập trung nhiều và bề mặt rộng từ 3 – 8mm.
3. Tai nạn
Tai nạn là việc mà chúng ta không biết trước được và gây tổn thương trực tiếp lên bản thân mỗi người khi gặp phải. Các tình huống gây nên các vết lõm trên da hay sẹo rỗ như: bị bỏng, vấp ngã trầy xước da, các vết thương sau sự cố tai nạn giao thông,.. Trong trường hợp này, việc trị sẹo rỗ khá khó vì chúng có kích thước khá lớn.
4. Phẫu thuật
Dù không muốn có sẹo rỗ trên da nhưng khi bạn phải phẫu thuật bằng dao kéo chắc chắn để lại các vết sẹo dù lớn hay nhỏ. Mổ nội soi ruột thừa là một trường hợp phổ biến tạo nên sẹo rỗ.
5. Các nguyên nhân khác
Ngoài các tác nhân kể trên, sẹo rỗ còn đến từ chăm da không đúng cách, viêm nang lông, áp xe da,.. Vì thế khi mắc các bệnh về da, bạn nên hỏi bác sĩ các di chứng để lại và chăm sóc da đúng cách nhằm hạn chế sẹo rỗ.
Dấu hiệu sẹo rỗ thường gặp
Để nhận biết sẹo rỗ không phải là vấn đề khó khăn, sau đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Sẹo rỗ là những vết lõm trên bề mặt da được hình thành khi tổn thương đã phục hồi. Các vết sẹo rỗ thường nhỏ hơn phạm vi kích thước vết thương và không gây ra hiện tượng đau nhức hay khó chịu nhưng khiến da bạn trở nên lồi lõm, khô nhám và sần sùi.
- Trong giai đoạn bị mụn, nếu bạn không chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến tình trạng mụn viêm nặng. Ở quá trình này, phần mụn viêm có bọc mủ và tràn vào lớp hạ bì phá hủy tế bào da. Các tổn thương dễ dẫn đến sự tăng sinh quá mức của enzym collagenase, là enzym có khả năng phân giải collagen và giảm lượng collagen bên dưới bề mặt da. Sau khi các tổn thương do mụn lành, tạo sẹo rỗ.
- Tùy vào da bị tổn thương ở vùng nào mà xuất hiện sẹo rỗ tại đó. Nhưng phổ biến sẹo rỗ xuất hiện ở má, cằm nguyên nhân đến từ tổn thương do mụn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà khả năng mụn rỗ xuất hiện cao hay thấp. Ở những người ít bị sẹo hơn những người khác thì khi bị mụn viêm không cần quá lo lắng về sẹo rỗ. (2)
Các vị trí sẹo bị rỗ trên da mặt phổ biến
Da chiếm toàn bộ trên cơ thể nên những tác động từ bên ngoài thường gây tổn thương lên da trước. Phần da trên khuôn mặt bị tổn thương hơn cả vì da khá mỏng. Từ đó xuất hiện tình trạng sẹo rỗ, tại các vị trí phổ biến như:
1. Ở trên mặt
Thói quen dùng tay nặn mụn, đây là một điều không tốt vì các vết mụn dễ viêm nhiễm hơn. Da mặt mịn màng và mỏng, khi đưa tay lên mặt vô tình đưa vi khuẩn bụi bẩn từ tay tiếp xúc với da. Lúc này da mặt tự bảo vệ bằng cách làm dày lên để bảo vệ độ bao phủ làn da.
Các lỗ chân lông có mụn cám, mụn trở nên sâu hơn và dễ hình thành sẹo rỗ khi hết mụn. Đây là trường hợp khá đặc biệt, nguyên nhân gây sẹo rỗ không phải do mất collagen mà do lớp da dày lên và vùng mụn lõm xuống.
Một phần khác, ở nữ giới khi da mặt tiếp xúc với nhiều loại mỹ phẩm khác mà không tẩy trang kỹ càng khiến lỗ chân lông tắc nghẽn. Từ đó, hình thành mụn trứng cá, nguyên nhân hàng đầu của sẹo rỗ.
2. Ở trên mũi
Mụn đầu đen, thường xuất hiện ở mũi với các hạt nhỏ li ti. Nhiều người nghĩ rằng chúng nhỏ nên không đáng lo ngại về nguy cơ để lại sẹo. Tuy nhiên, mụn đầu đen là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ ở nhiều người đặc biệt là nam giới. Ngoài mụn đầu đen xuất hiện ở mũi thì vẫn có mụn cám cám cũng gây sẹo rỗ.
Sẹo rỗ phổ biến ở da mặt và mũi
Phân loại tình trạng sẹo rỗ trên mặt theo mức độ
Tình trạng sẹo rỗ được phân 3 cấp độ khác nhau.
- Nhẹ: Sẹo rỗ nhẹ là trình trạng khi người khác tiếp xúc gần họ mới nhận ra hoặc khi chạm tay vào mới cảm nhận được. Và trên khuôn mặt chỉ xuất hiện một vài vết lõm nhẹ ở một số khu vực. Mức độ này che lấp được bằng cách trang điểm hoặc dùng kem.
- Trung bình: Các vết sẹo rỗ xuất hiện dày đặc hai bên má. Bề mặt da lúc này xuất hiện các vết lõm trông thấy rõ ràng.
- Nặng: Sẹo rỗ gần như chiếm chọn khuôn mặt bạn như: hai bên má, vùng trán, cằm,..với các vết sẹo rỗ lõm sâu xuống bề mặt da. Điển hình cho tình trạng sẹo rỗ nặng là bạn gặp sẹo hình chân đáy nhọn hoặc dạng hỗn hợp.
Sẹo rỗ có tự đầy được không?
Sẹo rỗ không thể tự đầy lên. Sẹo rỗ là quá trình chữa lành sau khi da bị tổn thương. Chúng tạo nên sẹo một phần để làm hàng rào che chắn cho da khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Đây được xem như một dạng tổn thương vĩnh viễn vì các nguyên bào sợi bị đứt gãy không thể sản xuất tiếp collagen.
Sẹo rỗ để lâu các liên kết đứt gãy không được hoạt động như ban đầu, trở nên chai sần khó điều trị.